Thủ đô Viêng Chăn nằm ngay bên cạnh dòng sông Mê Kông, vị trí phía Tây Bắc của đất nước Lào. Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất nước, mà Viêng Chăn còn là thành phố du lịch rất nổi tiếng,nơi đây là một thế mạnh kinh tế của nước Lào. Tại nơi đây có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Điển hình như là ngay giữa lòng thủ đô Viêng Chăn có tháp Thạt Luổng vô cùng trang nghiêm, ngôi chùa này nổi tiếng là biểu tượng của cả đất nước Lào.
Đến với Lào là chúng ta đến với một đất nước của những ngôi chùa tháp và các lễ hội. Đất nước Lào rất xinh đẹp cùng những thắng cảnh nổi tiếng, nơi vùng núi vẫn còn hoang sơ và những vùng quê thanh bình.
Hãy cùng bài viết này tham gia vào hành trình khám phá đất nước Lào mà người ta còn hay gọi là Triệu Voi!
Tìm hiểu sâu hơn về Tháp Thạt Luổng
Thạt Luổng hay còn được gọi là That Luang một tháp Phật giáo ở Viêng Chăn,tại Lào. Tòa tháp này đã được cho xây từ năm 1566 dưới triều của vua Xệt tha thi lạt, tháp xây theo hình dáng một nậm rượu,ở trên một phế tích của một ngôi đền tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 13.

Bên ngoài ngôi chùa này được dát vàng nó mang trong mình một kiến trúc riêng biệt.Do đó trở nên đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như là một công trình văn hóa mang đầy tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho sự trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết… và cũng chính là biểu tượng của cả quốc gia Lào.
Lịch sử hình thành của tháp Thạt Luổng
Đây cũng chính là ngôi chùa cổ lớn nhất tại nước Lào.Vào thế kỷ thứ 19, Tháp Thạt Luổng từng bị phá hủy do cuộc xâm lược của người Thái, sau đó đã được khôi phục như nguyên trạng ban đầu.
Được biết đến với biệt danh.“Tháp ngọc trên thế giới”. Thạt Luổng trong tên tháp có ỹ nghĩa là tháp lớn. Xây dựng dưới triều cai trị của vua Xệt Tha Thi Lạt, lúc nhà vua dời đô về Viêng Chăn, trước đó là ở Luông Pha Băng.Thạt được đặt tên là “Che Đi Loka Chulamani” có ý nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”. Những người dân tại đây vẫn quen gọi là Thạt Luổng nhằm chỉ sự vĩ đại, to lớn của tòa tháp này.
Thạt Luổng vốn được cho xây dựng trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn tầm 2 kilomet, nơi đây là một trong những tháp Phật lớn nhất có ở Lào.
- Diện tích đáy tháp : 90m x 90m
- Chiều cao tháp : 45 mét

Kiến trúc Tháp Thạt Luổng
Cấu trúc Tháp Thạt Luổng được chia làm 3 phần :
- Bệ Tháp : mỗi cạnh dài 69 mét ( phía Tây – Đông) : 68 mét ( phía Bắc – Nam ). Tất cả 4 cạnh đều được ốp 323 phiến đá.
- Tầng thứ 2 của tháp : Mỗi cạnh dài 48 mét, vòng quanh hết cả 4 cạnh bởi tạo hình những cánh hoa sen lớn cùng với 120 cánh.
- Giữa tầng 2 và tầng 3 : Bao quanh là 30 tháp nhỏ. Các tháp nhỏ có hình dáng tương tự như tháp trung tâm vậy.
- Tầng trên cùng :Khối trung tâm của tháp, xây dựng có hình dáng giống quả bầu, xung quanh được cho trang trí bằng những hình của cánh sen đang nở rộ tỏa ra 4 phía. Ở khối trung tâm này được phủ lên mình 1 màu vàng hết sức rực rỡ. Tạo nên 1 dáng vẻ uy nghi, không kém phần thanh nhã.

Cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ có quy mô lớn khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Đó là hình ảnh tượng trưng của núi Sumeru của ngọn núi Vũ trụ (theo truyền thuyết của Bà La Môn giáo Ấn Độ, Sumeru là ngọn núi thần thoại ở trung tâm vũ trụ và là nơi ở của các vị thần) cùng với ba phần của cấu trúc đại diện cho Tiểu thừa.
Đạo Phật giải thoát và tam giới (thế giới ham muốn, thế giới vật chất), cõi Vô định hình) liên quan đến ba loại đau khổ để đạt đến cõi Vô định hình và cõi Siêu việt. Ba vòng của That Luang là hình ảnh của tam giới, và khối trung tâm là siêu thế giới. Không chỉ có cấu trúc ba phần mà ngay cả hình dạng bán cầu của Thạt Luổng cũng phần nào gợi nhớ đến hình dáng của Sanjita (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) ở Ấn Độ. Ngoài ra, hình dạng cao chót vót của Mũi tên Thạt Luổng phản ánh những đường nét của chùa Thái Lan trong thời kỳ Ayutthaya ( tức thế kỷ 15-18).
Thế nhưng kỳ lạ thay chính nhờ những yếu tố bị ảnh hưởng từ bên ngoài đó hòa cùng với nền văn hóa bản địa kết hợp lại với nhau ở Thạt Luổng đã vô tình tạo ra một kiểu kiến trúc tháp vô cùng độc đáo mang đậm bản sắc Lào và trở nên rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất rõ ràng về bố cục, sắp xếp đúng vị trí chỗ các tháp nhỏ, các khối hình mang tính hình học vô cùng chuẩn xác, cũng như sự rõ ràng tạo nên 1 sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, các đường nét và kể cả cách xử lý những màu sắc tương phản nhau ,… nhờ sự hòa quyện đó đã tạo nên những biến tấu, những đường nét riêng, góp phần làm cho tháp Thạt Luổng có vẻ đẹp rất duyên dáng,cũng như trở nên thơ mộng hơn nhiều so với bản mẫu mà nó sao chép.
Lễ hội Tháp Thạt Luổng thường diễn ra khi nào?

Vào tháng 11 dương lịch hằng năm, tại tháp Thạt Luổng sẽ tổ chức lễ hội kéo dài 3 ngày 3 đêm rất long trọng như lễ tắm Phật, lễ cầu phúc hay lễ dâng cơm,…
Nếu như những ai may mắn đi du lịch đến Lào và tới tháp Thạt Luổng vào thời gian diễn ra lễ hội thì các bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được niềm hân hoan vui sướng khi xung quanh bao trùm không khí lễ hội, ánh sáng luôn ngập tràn cũng như mang đậm dấu ấn tâm linh nơi đây.
.
Discussion about this post