Với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, có một thắc mắc vô cùng quan trọng đó là: Sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu? Có rất nhiều thông tin mà bạn có thể tìm kiếm trên mạng, nhưng đây là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng kỳ diệu và tốt nhất cho con trong suốt 6 tháng đầu đời và trước tuổi lên 2. Nhưng sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu trong nhiệt độ thường và trong tủ lạnh? Nếu không có kiến thức bảo quản nguồn thức ăn tuyệt vời ấy thì con bạn cũng không thể hấp thụ được đầy đủ những kháng thể và dưỡng chất quý báu. Đặc biệt ngày nay khi các bà mẹ quá bận rộn với công việc hàng ngày, buộc phải vắt sữa ra dự trữ cho bé, thì nhiều vấn đề về chất lượng sữa nảy sinh, khiến mẹ không khỏi lo lắng.
Sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu thì không thiu?
Khi mới vắt sữa ra, bạn có thể nhìn thấy sữa có màu trắng đục còn hương vị sữa rất thơm ngon béo ngậy. Sữa mẹ có chất đường và giàu đạm, nhưng cũng chính vì thế mà dễ lên men và bị vi khuẩn tấn công khiến sữa bị biến chất. Nói một cách nôm na, sữa bị thiu với các biểu hiện có vị chua, nổi váng, xuất hiện mùi hôi… Nếu bé uống phải sữa thiu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiêu chảy…
Việc sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu, khi nào thì bị thiu, không sử dụng được nữa phụ thuộc lớn vào thời gian, nhiệt độ bảo quản sữa. Có nhiều nguồn thông tin gây rối loạn về thời gian để sữa bên ngoài là 4 hoặc 6 giờ đồng hồ khiến các mẹ hoang mang. Lời khuyên của chúng tôi là không nên bảo quản sữa ở nhiệt độ thường quá 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ 37 độ C, cho dù bạn có đậy nắp kín thì chỉ cần khoảng nửa tiếng đồng hồ là sữa đã có dấu hiệu giảm chất lượng do lên men, bị vi khuẩn tấn công. Ở nhiệt độ thấp hơn, khoảng 25-26 độ C thì 1 giờ đồng hồ là ngưỡng an toàn. Quá thời gian trên, trẻ có thể sẽ uống phải sữa mẹ bị hỏng.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh nên hay không?
Thực tế đây là cách bảo quản mà 99,99% các bà mẹ Việt sử dụng, vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Mặc dù so với dòng sữa ấm nóng ngay từ khi mới vắt, sữa đông có thể mất đi vài phần dinh dưỡng, có mùi không thanh mát nhưng điều đó không đáng kể.
Quan trọng, đây là cách bảo quản sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu nhất và tốt nhất có thể. Vì vậy hãy lưu ý những điều sau đây:
- Các chọn dụng cụ trữ sữa là rất quan trọng và cần được vô trùng. Hãy sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc nhựa cao cấp không chứa BPA
- Chia nhỏ lượng sữa cần bảo quản để tránh lãng phí khi bé không dùng hết. Điều này cũng tránh việc dư thừa sữa do bé uống không hết, các mẹ tiếc của lại mang đi trữ đông lại.
- Dành ngăn mát nhất và riêng biệt trong tủ để bảo quản sữa
- Theo dõi thời gian bảo quản bằng cách ghi ngày tháng vắt sữa
Sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu sau khi rã đông?
Thời hạn sử dụng của sữa mẹ trong tủ lạnh 0 độ C là 8 ngày. Nếu bạn dùng tủ đông thì sữa mẹ còn tốt trong vòng 2 tuần ở nhiệt độ -20 độ C. Trường hợp muốn trữ sữa từ 3 – 6 tháng, hãy dùng tủ đông có cửa riêng biệt và mức nhiệt là -35 độ C. Quá thời gian trên, hãy kiên quyết loại bỏ những túi sữa hỏng.
Tùy thuộc vào cách mẹ bảo quản sữa mà cách rã đông cũng khác nhau. Nếu sữa được để ở ngăn mát, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để cho nguội dần. Nếu sữa được dể ở ngăn đá, hãy bỏ xuống ngăn mát cho rã đông rồi ngâm vào nước ấm ở 40 độ C là tốt nhất.
Một điều quan trọng nữa, sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu sau khi đã rã đông hoàn toàn? Tốt nhất, mẹ hãy cho bé uống hết phần sữa này trong thời gian sớm nhất, không nên để quá lâu rồi đông đá tiếp. Đừng vì tiếc của mà để bé gặp phải tình huống nguy hiểm do uống sữa kém chất lượng mẹ nhé!
Bây giờ mẹ đã có câu trả lời chuẩn nhất cho câu hỏi Sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu để giữ trọn vẹn nguồn dinh dưỡng tinh túy và an toàn nhất cho bé rồi đấy. Làm mẹ quả là một hành trình gian nan và vất vả nhưng không gì tuyệt vời bằng việc chứng kiến con lớn lên mỗi ngày bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào phải không nào?