Các chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ bản được xây dựng dựa trên nền tảng các cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy vậy, vẫn có những nguyên nhân và dẫn tới một số khác biệt. Đây chính là nguyên nhân mà chúng ta cần so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, tìm ra yếu tố khác biệt và nguyên nhân của nó, từ đó có cái nhìn đúng đắn và sâu rộng hơn về kế toán Việt Nam trên trường quốc tế, trang bị kiến thức cho quá trình hội nhập nền kinh tế nước nhà.

Tìm hiểu chung về chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS)
VAS là viết tắt của Vietnam Accounting Standards, được hiểu là chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong đó bao gồm những nguyên tắc và các phương pháp kế toán cơ bản nhất nhằm phục vụ việc ghi sổ sách kế toán và lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nước ta.
IAS có nghĩa là International Accounting Standards, là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán có tính khuôn mẫu và được sử dụng làm nền tảng chung cho các quốc gia trong việc trình bày và ghi chép hệ thống báo cáo tài chính. Trước năm 2003, các chuẩn mực kế toán Quốc tế được gọi với cái tên IAS, nhưng sau đó, các chuẩn mực kế toán mới ra đời được đổi tên thành IFRS.

Quy trình soạn thảo và công bố của IAS/IFRS được diễn ra vô cùng chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng và mang tính thực hành cao. Vì vậy các quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng nó làm chuẩn mực quốc gia mình. Các quốc gia tại Châu Á cũng vậy, và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. Ngày 22 tháng 12 năm , Thông tư 200/2014/TT-BTC đã ra đời nhằm giảm thiểu sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS.
So sánh những điểm khác nhau tổng quan về chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế
Khi so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, người ta đã tìm ra được ba điểm khác nhau cơ bản nhất: hình thức, khung khái niệm và chuẩn mực, hệ thống tài khoản. Sau đây chúng ra sẽ đi sâu và phân tích ba điểm khác nhau nổi bật này.
Thứ nhất là sự khác nhau về hình thức. IAS không bắt buộc về hình thức như VAS. VAS có những quy định bắt buộc về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, biểu mẫu báo cáo thống nhất, mẫu chứng từ gốc thống nhất hay hình thức sổ kế toán. Việc này giúp các doanh nghiệp có tính thống nhất cao và dễ so sánh đối với hệ thống báo cáo. Trong IAS có đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp, cách trình bày và một số thông tin bắt buộc trong Báo cáo tài chính. Tuy nhiên do quy mô các công ty, doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề, sự khác biệt và đặc trưng giữa các quốc gia, nên IAS không có nhiều yêu cầu bắt buộc để đảm bảo được sự linh hoạt, đa dạng, phong phú khi nó được áp dụng vào các quốc gia khác nhau.

Điểm khác nhau thứ hai khi so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế là về khung khái niệm và chuẩn mực. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất giữa các chuẩn mực cao, còn VAS có nhiều nội dung chưa đủ rõ ràng và có một số mâu thuẫn giữa các chuẩn mực. Ví dụ như VAS chưa có quy định cho chép được đánh giá lại nợ phải trả và tài sản theo giá trị hợp lý vào thời điểm báo cáo. Điều này khiến báo cáo tài chính suy giảm tính trung thực và chưa phù hợp với IAS/IFRS.
Thứ ba là về hệ thống tài khoản kế toán. IAS/IFRS không quy định về hệ thống tài khoản kế toán mà chỉ quy định về các Báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, Doanh nghiệp phải tự thiết kế hệ thống tài khoản kế toán dựa trên yêu cầu thông tin, báo cáo quản trị và yêu cầu của các Báo cáo tài chính. Mỗi công ty ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực trong một quốc gia sẽ có nhu cầu thông tin, quản trị, đặc điểm khác nhau nên hệ thống mà công ty tựu xây dựng cho mình là hợp lý và phù hợp nhất. Và sau đó các học giả về kế toán sẽ dựa trên kinh nghiệm của bản thân để đúc kết ra những lý thuyết quản trị và kế toán, sau đó đưa ra hệ thống tài khoản mang tính hướng dẫn cho các công ty và dùng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy tại các trường đại học, cơ sở đào tạo kế toán.
Nguyên nhân khác nhau
Trên đây chúng ta đã chỉ ra được 3 điểm khác nhau cơ bản khi so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau của hai hệ thống chuẩn mực.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự khác nhau VAS về cơ bản được soạn dựa vào các mục trong IAS/IFRS được ban hành đến 2003. Sau 2003, IAS/IFRS đã có sửa đổi nhưng VAS không cập nhật. Hơn nữa, IAS/IFRS hướng tới việc đo lường tài sản dựa trên cơ sở những giá trị hợp lý, đảm bảo chất lượng thông tin của kế toán, còn VAS lấy giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu.
Ngoài ra, sự khác khác biệt khi so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế còn là do văn hóa tránh rủi ro và không chắc chắn của người Việt Nam. Đây là nguyên nhân gián tiếp. Do báo cáo tài chính theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán như giá trị hợp lý, nên nếu áp dụng vào chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ có sự không chắc chắn rất cao. VAS có ít ước tính kế toán hơn và có sự thận trọng và hạn chế hơn. Tuy nhiên điều này cũng làm giảm sự phù hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính. Hơn nữa, đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam còn non trẻ nên nó chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông sang thế giới. Còn IAS/IFRS định hướng xây dựng để áp dụng trên toàn thế giới.

Xu thế chuyển đổi từ VAS sang IFRS
Sau khi cung cấp một vài thông tin cơ bản về tổng quan chuẩn mực, so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế tìm ra điểm khác nhau giữa hai hệ thống, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trên, chắc hẳn các bạn cũng đã tiếp thu thêm phần nào kiến thức về kế toán. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, việc Việt Nam chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là xu thế tất yếu và là chuyện sớm muộn. Việc trang bị kiến thức và hiểu rõ về các khía cạnh liên quan đến chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.