Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú nhất ở Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Văn Miếu là một trong 23 di tích được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xếp vào tích quốc gia đặc biệt. Văn Miếu không chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là quần thể trường đại học đầu tiên của nước ta, còn là nơi tập trung đông đảo các thầy cô giáo và các em học sinh đến cầu may trong các kỳ thi. Bạn có tò mò Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu? Giờ mở cửa Văn Miếu và giá vé của Văn Miếu Quốc Tử Giám như thế nào? Mời các bạn đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Khái quát chung về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58 phố Văn Miếu, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nơi đây có vị trí đắc địa giao thoa 4 tuyến phố trung tâm của quận Đống Đa, Văn Miếu là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử văn hóa ngàn năm cổ kính, trang nghiêm và tĩnh mịch giữa lòng thủ đô,và là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.
Văn Miếu được xây dựng từ tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu ngoài chức năng thờ tự các bậc thánh nhân của Đạo Nho còn được biết đến là một trường học hoàng gia đầu tiên. Vị học trò đầu tiên của trường học hoàng gia này là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông. Vào năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở ngay bên cạnh Văn Miếu đây được coi là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam..
Đến năm 1253 dưới thời vua Trần Thái Tông, trường Quốc Tử Giám đã được đổi tên thành Quốc học viện. Vào thời bấy giờ trường học được mở rộng con cái thường dân có sức học xuất sắc cũng được thu nhận vào học tại đây. Từ năm 1300- 1357 dưới thời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An đã được mời giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp điều này tương đương với chức hiệu trưởng ngày nay. Ông có nhiệm vụ quản lý tất cả các hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp chỉ dạy cho Thái tử Trần Vượng.

Vào năm 1484, dưới thời vua Lê Thánh Tông đã tổ chức khoa thi và cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ.
Ngày nay, Văn Miếu đã trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm, là nơi tuyên dương những học sinh xuất sắc, đồng thời cũng là nơi tổ chức hội thơ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Nơi đây từng là nơi học sinh “cầu may” bằng cách vuốt đầu rùa trên bia đá của các tiến sĩ trước mỗi kỳ thi.
Khu di tích Văn Miếu là một quần thể hình chữ nhật rộng lớn có diện tích 54,331m2 xây dựng mang đậm kiến của thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên Văn Miếu được bao bọc bằng 4 bức tường gạch vồ kiên cố.

Được thiết kế theo bố cục Nho giáo đăng đối từng lớp, và từng khu theo trục Bắc Nam. Đi từ phía cổng lớn đi vào là tứ cột trụ và hai bia Hạ mã hai bên. Đi tiếp vào phía trong các khu vực Nội Tự sẽ được ngăn cách bởi hồ nước, hoặc sân đình rộng hay lối đi với khoảng không rộng 2 bên. Trước khi bước vào mỗi khu bạn sẽ bước qua hệ thống cửa của Văn Miếu bao gồm: một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Tất cả các cửa các cổng ra và vào các khu Nội Tự, miếu, điện thờ, nhà Thái Học đều được thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc phương Đông với mái nóc với đôi rồng chầu mặt nguyệt.
Để tham quan Văn Miếu một cách trọn vẹn nhất chúng ta có thể tham quan tuần tự các địa điểm như:
- Hồ Văn Quan: Hồ nằm ngay phía trước cổng của Văn Miếu, hay còn được gọi là hồ Văn hoặc còn gọi là hồ Giám, hồ Minh Đường là điểm đến đầu tiên khi đến tham quan Văn Miếu.
- Văn Miếu Môn được biết đến là cổng tam quan phía ngoài của khu di tích
- Đại Trung Môn: cổng thứ hai của Văn Miếu khi đi thẳng vào qua cổng chính là Văn Miếu Môn.
- Khuê Văn Các: một lầu vuông tám mái cao gần 9 thước bao gồm 4 mái hạ và 4 mái thượng
- Bia Tiến sĩ Giếng Thiên Quang: bia tiến sĩ và Giếng Thiên Quang đặt cạnh nhau

- Khu điện thờ, Thành môn: Đây là nơi hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu thời các vua.
- Đền Khải Thánh đây là công trình nằm phía sau cùng của khu di tích Quốc Tử Giám từ xưa kia
- Nhà Tiền đường, Hậu đường là công trình được tu bổ di tích do trung tâm thiết kế xây dựng mới hoàn toàn năm 1999.
Lịch trình và giờ mở cửa Văn Miếu
- Vào mùa hè, Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở cửa từ 7h30 đến 5h30 các ngày trong tuần.
- Vào mùa đông, Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ 30 các ngày trong tuần.
- Vui lòng mua vé và xuất trình tại nơi soát vé
- Vui lòng tuân thủ các quy tắc khi tham quan.
Giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 30.000 VND cho người lớn.
- 15.000 VND học sinh và sinh viên ( mang thẻ sinh viên hoặc thẻ sinh viên)
- 15.000 VND cho người tàn tật nặng và người lớn tuổi (công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, có CMND)
- Vé miễn phí cho các bạn nhỏ dưới 15 tuổi
Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu
Khi đến thăm Văn Miếu, du khách cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Trang phục trang nghiêm, lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
- Không bao giờ đội mũ, hút thuốc hoặc mang theo vật liệu dễ cháy nổ trong Văn Miếu
- Chỉ thắp một nén hương đúng nơi quy định.
- Đi lại nhẹ nhàng, nói nhỏ và giữ môi trường sạch sẽ
- Không tham gia vào các hoạt động mê tín, lừa đảo và cờ bạc trong Văn Miếu
- Không xâm phạm di tích văn hóa, không viết, không vẽ, không dựng đứng, không chà xát quy đầu, bia tiến sĩ và các hiện vật khác.
Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu, bạn chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng là có thể đến thăm khu di tích này. Vì vậy, du khách nên có lịch trình thời gian đến các địa điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò, tháp Hà Nội …
Văn Miếu không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nó giống như một ngọn đuốc sáng, soi sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Khi đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ được khơi nguồn cảm hứng từ những tấm bia ghi lại thành tích học tập của cha ông, nơi khơi dậy tinh thần ham học hỏi và khám phá tri thức của bạn. Hi vọng với bài viết đã giới thiệu và chia sẻ giá vé và giờ mở cửa Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có dịp bạn có thể ghé qua Hà Nội tham quan và cảm nhận khu di tích lịch sử này.