Nói đến một công trình xây dựng, bên cạnh việc nói tới bản vẽ thiết kế, các chi phí nguyên vật liệu, … thì không thể không nhắc đến các chi phí hạng mục chung. Vậy thì Chi phí hạng mục chung là gì? Chúng ta cùng đọc bài viết để tìm hiểu các vấn đề liên quan.

HẠNG MỤC CHUNG LÀ GÌ?
Đây là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực thi công xây dựng.
Thực chất, hạng mục chung là những thành phần thuộc về chi phí cơ bản cần có để phục vụ cho công tác thi công, quá trình tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo thi công của các doanh nghiệp và đơn vị thi công xây dựng.
CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG LÀ GÌ?

Từ định nghĩa về hạng mục chung có thể thấy được rằng, mặc dù chi phí hạng mục mục chung không có mối liên quan trực tiếp đến việc thi công xây dựng, lắp đặt… công trình nhưng lại là những khoản chi phí cần thiết nhằm phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức vận hành, quản lý bộ máy và chỉ đạo, giám sát thi công của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG BAO GỒM NHỮNG CHI PHÍ GÌ?

Chi phí hạng mục chung (CPHMC) gồm:
- Các chi phí để xây dựng nhà ở tạm thời, sử dụng để ở hoặc điều hành thi công tại công trường.
- Chi phí để các loại thiết bị thi công và lực lượng lao động di chuyển trong công trường thi công.
- Chi phí ăn ở cho nhân công, chi phí bến bãi, cầu phà.
- Chi phí an toàn lao động, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công như:
- Chi phí bảo hộ lao động.
- Chi phí lưới an toàn, giàn giáo, …
- Chi phí huấn luyện an toàn lao động cho người lao động.
- Chi phí hướng dẫn điều khiển giao thông; các thiết bị cảnh báo an toàn giao thông…
- Chi phí bảo vệ môi trường lao động trên công trường và môi trường xung quanh: thu dọn vệ sinh hàng ngày; vận chuyển, xử lý phế thải; xử lý tiếng ồn, chống bụi;
- Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công như hệ thống cầu cống, vỉa hè, cây xanh,… do di chuyển đường cáp, ống ngầm, cột sắt, …
- Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu: tính toán dựa vào số lượng các thí nghiệm phải làm và dựa vào báo giá trên hợp đồng thi công…
- Một số chi phí không thường xuyên khác liên quan đến công trình như máy hút bùn, máy bơm nước,…

CÁCH TÍNH CPHMC
CPHMC được tính dựa trên công thức sau:
Chmc = (Cnt + Ckkl) x ( 1 + T) + Ck
Trong đó:
- Cnt là chi phí xây nhà ở tạm hoặc điều hành thi công.
Cnt = G x K
- G là chi phí xây dựng, lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị thuộc công trình trước thuế.
- K là hệ số tỷ lệ (%) được xác định như sau:
- Đối với các công trình theo tuyến: Cnt = 2% x G
- Đối với các công trình còn lại: Cnt = 1% x G
- Trường hợp các công trình quy mô lớn, trên biển, ngoài đảo, công trình có vốn ODA không phù hợp để tính theo tỷ lệ % thì Cnt được xác định bằng dự toán ngân sách theo hướng dẫn tại Phụ lục 3, Thông tư số 06/2016/TT-BXD.
- Ckkl: chi phí cho công việc không khối lượng.
Các công việc không có khối lượng thiết kế là:
- Chi phí BVMT & ATLĐ.
- Chi phí thí nghiệm nguyên vật liệu của NT.
- Chi phí di chuyển lao động trong công trường.
- Chi phí bơm nước, hút bùn không thường xuyên.
Ckkl được tính theo công thức: Ckkl = G x N (%), trong đó:
- G là chi phí xây lắp, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị thuộc công trình trước thuế.
- N là hệ số tỷ lệ % tương ứng với loại công trình được quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD.
Một số lưu ý:
- Trường hợp G < 50 tỷ VNĐ thì Ckkl chưa bao gồm chi phí xây dựng, lắp đặt phòng thí nghiệm tại công trường.
- Đối với công tác xây dựng trong hầm (giao thông, thủy điện, lò)… thì:
- Ckkl đã bao gồm chi phí vận hành, sửa chữa thường xuyên hệ thống gió, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện phục vụ thi công trong hầm.
- Ckkl : không bao gồm CPĐT ban đầu cho các hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông…
- Đối với các công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì Ckkl không bao gồm:
- Chi phí ban đầu cho hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình.
- Chi phí ban đầu cho bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước cho hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ và đầu tư hệ thống điện phục vụ thi công.
- Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống bê tông đầm lăn (RCC). Chẳng hạn qua thí nghiệm mà chất lượng bê tông không đáp ứng khối lượng công trình thì phải thiết kế và thi công lại từ đầu.
- Ck là các chi phí còn lại.
Bao gồm các khoản:
- Chi phí di chuyển máy móc, thiết bị thi công và lực lượng lao động có tay nghề thuộc sự quản lý của doanh nghiệp, ký hợp đồng lao động dài hạn với doanh nghiệp đến và ra khỏi công trường.
- Chi phí bảo đảm giao thông nhằm phục vụ thi công.
- Chi phí hoàn trả mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng.
- Chi phí kho bãi chứa, bảo quản nguyên vật liệu.
- Chi phí xây dựng nhà che cho máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước… tại công trường.
- Chi phí lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy móc, thiết bị thi công.
- T là thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế suất ở đây có thể là 0%, 5% hoặc 10% tuỳ đối tượng được sử dụng để thi công, lắp đặt.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đề cập, bạn có thể nắm được Chi phí hạng mục chung là gì? để tính toán được những chi phí cần thiết phục vụ công việc thi công, lắp đặt trên công trường xây dựng.