Chúng ta thường xuyên bắt gặp các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu hết về ý nghĩa của chúng. Là một người tài xế, giữ vai trò cầm lái và điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường đòi hỏi bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô, nhằm giúp cho việc sử dụng và điều khiển xe được an toàn hơn hết.
Để nhớ hết ý nghĩa các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô không phải là chuyện đơn giản.
Đối với không ít tài xế, thậm chí là những tài xế có kinh nghiệm lái xe lâu năm việc nhớ được hết các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Bởi mỗi một ký hiệu trên bảng điều khiển đều có ý nghĩa, thể hiện chức năng, tính năng riêng của nó, chưa kể số lượng đèn báo ký hiệu trên bảng điều khiển của xe ô tô ngày càng nhiều và việc ký hiệu như thế nào lại còn phụ thuộc vào các nhà sản xuất. Việc thiếu tính đồng nhất khi quy định các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô dễ dẫn đến vấn đề người tài xế bị quên hoặc không nhớ rõ các ký hiệu và ý nghĩa của nó.
Trên thực tế, khi người tài xế nắm bắt được ý nghĩa của các ký hiệu trên bảng điều khiển của xe ô tô sẽ giúp cho họ vận hành, điều khiển xe dễ dàng và an toàn hơn, luôn trong tâm thế chủ động khi ngồi vào buồng lái. Nhưng những khó khăn về mặt khách quan lẫn chủ quan luôn cản trở những bác tài của chúng ta trong quá trình ghi nhớ các ký hiệu ấy. Để góp phần khắc phục những khó khăn trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và ghi nhớ những ký hiệu thường xuyên xuất hiện trên bảng điều khiển xe ô tô và những ký hiệu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình vận hành, điều khiển xe dù là loại xe nào.
Các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô và ý nghĩa của chúng.
- Đèn cảnh báo phanh tay hiện lên nhắc nhở bạn cần kiểm tra bộ phận phanh tay có đang xuất hiện vấn đề trục trặc nào không, nếu có cần sửa chữa kịp thời để tránh nguy hiểm.
- Đèn cảnh báo nhiệt độ thông báo cho bạn nhiệt độ động cơ đang cần được kiểm tra và kiểm soát, tránh việc động cơ hoạt động với nhiệt độ quá cao gây hư hỏng và tiêu hao nhiều nhiên liệu.
- Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp cho bạn biết rằng áp suất dầu trong động cơ đang có vấn đề hoặc bơm dầu đang bị nghẹt hoặc hỏng, bạn cần kiểm tra và sửa chữa ngay.
- Đèn cảnh báo trợ lực lái điện hiện lên thông báo hệ thống trợ lực lái điện có trục trặc, điều này sẽ làm vô lăng nặng hơn và khó điều khiển.
- Đèn báo túi khí sẽ thông báo cho bạn biết rằng túi khí đang có sự cố hoặc bạn đã vô hiệu hóa túi khí bằng tay.
- Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện cảnh báo với bạn rằng ắc quy của bạn đang không được sạc điện hoặc được sạc không đúng cách.
- Đèn báo khóa vô lăng hiện sáng khi bạn tắt máy nhưng không trả về P hoặc N, điều này làm cho vô lăng bị khóa cứng.
- Khi bạn bật công tắc khóa điện, đèn báo bật công tắc khóa điện sẽ phát sáng.
- Khi dây an toàn của bạn gặp vấn đề sự cố hoặc bạn chưa thắt dây an toàn thì đèn báo thắt dây an toàn sẽ hiển thị trên bảng điều khiển của xe.
- Đèn báo cửa xe mở có chức năng cho bạn biết được rằng cửa xe của bạn chưa được đóng sát, bạn cần thao tác đóng cửa xe lại lần nữa.
- Nắp capô của bạn đang mở thì đèn báo nắp capô mở sẽ phát sáng lên.
- Cốp sau xe của bạn đang được mở ra thì trên bảng điều khiển bạn sẽ thấy được đèn báo capô mở phát sáng.
- Đèn báo động cơ khí thải phát sáng sẽ cảnh báo cho bạn rằng động cơ khí thải của xe bạn đang có vấn đề hư hỏng ví dụ như bugi bị hỏng, hỏng dây cao áp, bộ chia điện, van nhiệt, cảm biến chia gió, cảm biến chia nhiệt,…
- Nếu xe của bạn có bộ lọc hạt Diesel, khi bộ lọc bị hỏng hoặc gặp vấn đề thì đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel sẽ báo hiệu.
- Đèn báo bộ phận cần gạt kính chắn gió tự động phát sáng giúp bạn có thể nhanh chóng kiểm tra lại phần bộ phận cần gạt kính chắn gió tự động xem có xảy ra vấn đề gì hay không.
Ngoài ra trên bảng điều khiển xe ô tô còn có các kí hiệu khác như đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel, đèn báo áp suất dầu ở mức thấp, đèn báo áp suất lốp ở mức thấp, đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử, đèn cảnh báo phanh chống bó cứng ABS, đèn cảnh báo má phanh, đèn báo cảm ứng mưa, đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động, đèn báo tan băng cửa sổ sau, đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo, đèn báo giảm xóc, đèn cảnh báo cánh gió sau, báo lỗi đèn ngoại thất, cảnh báo đèn phanh, đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
Trên bảng táp lô của xe sẽ xuất hiện 12 lý tự bao gồm: báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha, đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng, báo lỗi đèn móc kéo, đèn báo mui của xe mui trần, đèn cảnh báo chuyển làn đường, đèn báo nhấn chân còn, cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp, đèn sương mù (sau và trước), đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình, đèn báo nhấn chân phanh.
Ngoài ra còn có 22 ký hiệu phổ biến trên bảng điều khiển của xe bao gồm các ký hiệu sau: đèn báo sắp hết nhiên liệu, đèn báo rẽ, đèn báo chế độ lái mùa đông, đèn báo thông tin, đèn báo trời sương giá, đèn báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin, đèn cảnh báo khoảng cách, đèn cảnh báo bật đèn pha, đèn báo thông tin đèn xi nhan, đèn cảnh báo lỗi bộ phận chuyển đổi xúc tác, đèn báo phanh đỗ xe, đèn báo hỗ trợ đỗ xe, đèn báo xe cần bảo dưỡng, đèn báo nước vô bộ lọc nhiên liệu, đèn báo tắt hệ thống túi khí, đèn báo lỗi xe, đèn báo bật đèn cos, đèn báo bộ lọc gió bị bẩn, đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu, đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo, đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu, đèn báo giới hạn tốc độ.
Vừa rồi là hình ảnh của các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô, chúng ta có tất cả là 64 ký hiệu thông dụng cùng với ý nghĩa của mỗi kí hiệu. Với hình ảnh minh họa kèm theo, mong rằng các bạn sẽ dễ thuộc và dễ nhớ chúng, giúp các bạn có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình điều khiển con xe yêu quý của mình.