Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, nhiều người luôn ao ước có thể sắm cho mình một chiếc xế hộp sang xịn để vi vu đây đó. Một trong những điều mà những người mua xe và chơi xe quan tâm chính là các chi tiết trên xe ô tô mà họ để mắt và chức năng của chúng. Đối với những người không rành về xe ô tô, việc biết được tên các chi tiết trên xe ô tô và chức năng của chúng cũng là một lợi thế để họ có được những hiểu biết sơ bộ, phục vụ cho việc dễ lựa chọn xe phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra việc hiểu được các chi tiết trên xe ô tô còn giúp người dùng dễ dàng điều khiển xe một cách an toàn và bảo dưỡng, bảo trì xe tốt hơn.
Tên các chi tiết trên xe ô tô (phần ngoại thất) và chức năng của chúng.
Các chi tiết trên xe ô tô bao gồm nội thất ô tô và ngoại thất ô tô, với mỗi chi tiết sẽ thực hiện một chức năng khác nhau trong đó bao gồm cả chức năng thẩm mĩ và chức năng vận hành. Các chi tiết ngoại thất của ô tô đa phần thực hiện hai chức năng chính là chức năng bảo vệ và chức năng thẩm mĩ, nhờ các chi tiết ngoại thất của ô tô mà các chi tiết nội thất bên trong của xe được bảo vệ một cách tối ưu và mang lại vẻ đẹp bên ngoài cho chiếc xế hộp. Hãy cùng tìm hiểu một số chi tiết ngoại thất chủ yếu của ô tô nhé:
Nắp capô là một phần khung kim loại được thiết kế đặt trước đầu xe, có thể đóng mở một cách dễ dàng và thực hiện chức năng bảo vệ cho các động cơ bên trong của khoang chính. Có thể nói nắp capô là bộ phận ngoại thất vô cùng quan trọng, vì nó thực hiện chức năng che chắn, bảo vệ cho khoang động cơ chính, tạo hình đầu xe. Chính vì vậy mà nắp capô được thiết kế có khả năng đóng mở một cách linh hoạt, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ xe.
Lưới tản nhiệt là một chi tiết xuất hiện ở hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay, được thiết kế đặt ngay đầu xe nên lười tản nhiệt là chi tiết dễ dàng nhìn thấy và nhận biết. Với chức năng vô cùng quan trọng là phối hợp cùng với phần nắp capô để bảo vệ động cơ và là bộ phận thực hiện chức năng tản nhiệt, tránh việc động cơ bị đốt nóng liên tục nhiều giờ ở nhiệt độ quá cao khi vận hành dẫn đến hư hỏng xe. Với thiết kế dạng lưới giúp các luồng không khí di chuyển vào bên trong để làm mát động cơ, lưới tản nhiệt thường được lắp ở phía trước hoặc phía sau xe để làm mát động cơ trước, động cơ sau và thậm chí nó còn được đặt ở phần gần bánh để làm mát cho bộ phận phanh của xe.
Một bộ phận bên ngoài không thể không nhắc đến đó chính là cụm đèn pha, được thiết kế với những bóng đèn có cường độ sáng cao, tập trung ánh sáng mạnh khiến cụm đèn pha được đặt trước đầu xe và thực hiện chức năng chiếu sáng, làm tín hiệu xin đường, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Cụm đèn pha là một chi tiết không thể thiếu trên xe ô tô.
Chi tiết tiếp theo cũng quan trọng không kém đó chính là kính chắn gió và kính chiếu hậu. Giống như tên gọi của mình, kính chắn gió thực hiện chức năng chắn gió, cản bụi, chắn mưa bay vào phía trong ô tô trong quá trình di chuyển ngoài ra nó còn giúp tăng độ cứng cáp cho xe, thậm chí còn có thể tránh được một số và nhẹ và vừa tác động đến người cầm lát khi không may xảy ra tai nạn. Kính chiếu hậu được gắn ở hai bên đầu xe và phía chính giữa phía trong xe, công dụng của nó là để người lái quan sát được phía sau xe có những gì để điều khiển xe qua đường, quan sát làn đường.
Bộ phận cản xe ô tô được lắp đặt ở phía trước hoặc phía sau xe với chức năng cản bớt lực tác động vào xe, hạn chế thiệt hại về người khi có xảy ra va chạm đồng thời cản xe cũng có tác dụng bảo vệ một số bộ phận, chi tiết khác trên xe.
Tên các chi tiết trên xe ô tô (phần nội thất) và chức năng của chúng.
Các chi tiết nội thất của xe ô tô có thể được hiểu đơn giản là các chi tiết thuộc phần phía bên trong xe, bao gồm cả những tiện ích bên trong để phục vụ cho nhu cầu người sử dụng. Một số chi tiết nội thất bên trong xe như:
Buồng lái được thiết kế bao gồm vô lăng tròn có chức năng điều khiển hướng đi của xe ô tô, bảng đồng hồ là hệ thống dùng để thông báo thông tin như đèn báo, màn hình, các loại đồng hồ (đồng hồ số, đồng hồ tốc độ, đồng hồ xem giờ, đồng hồ xăng…) thể hiện dưới dạng kim số và chỉ số điện tử, bảng điều khiển sẽ có các công tắc thường dùng để điều khiển thiết bị tiện ích: điều hòa, quạt gió, âm thanh, đèn, cần gạt nước… Bàn đạp ga nằm ở bên phải vô lăng, bàn đạp ga được thiết kế để điều hành việc cung cấp nhiên liệu cho xe chạy nhằm tăng giảm tốc độ của xe, bàn đạp ga có tác dụng rất nhạy với tác động lực của người lái. Được thiết kế cạnh bàn đạp ga chính là bàn đạp phanh, thực hiện chức năng điều chỉnh tốc độ xe chậm lại hoặc dùng lại và còn giúp xe đứng yên tại vị trí khi đưa chân phanh nằm trên giá đỡ ở bục bên trái vô lăng.
Bộ phận điều khiển bao gồm cần số, cần điều khiển phanh tay, công tắc điều khiển cần gạt nước, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ tốc độ, công tắc điều hòa nhiệt độ, nút bấm mở cửa sổ tự động,… Chức năng chính của bộ phận điều khiển là dùng để kiểm soát, điều khiển hoạt động của một số thiết bị tiện ích trên xe.
Ghế ngồi là một bộ phận không thể thiếu đối với xe ô tô, bộ phận ghế ngồi được thiết kế nệm êm, có dây an toàn, chia thành ghế cho người lái và ghế cho hành khách. Tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của xe mà người ta có thể lựa chọn các loại xe 4 chỗ, 6 chỗ, 12 chỗ hoặc nhiều hơn đối với các loại ô tô khách. Trục trượt trên ghế là bộ phận dùng để cố định ghế vào khung xe đồng giảm rủi ro cho người ngồi khi xe xảy ra tai nạn. Phần vỏ ghế được thiết kế bao da sang trọng, với nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của xe.
Bộ phận chính đóng vai trò thực hiện các chức năng vận hành của xe ô tô chính là khoang máy chính của xe. Khoang máy chính của xe chứa các bộ phận điện, công và động cơ vận hành. Bugi của xe thực hiện chức năng đánh lửa điện để đốt cháy nguyên liệu bên trong xe giúp chuyển thành nhiên liệu vận hành, các van có chức năng cung cấp nhiên liệu đồng thời thải các khí nóng, độc ra khỏi động cơ xe, trục cam đóng vai trò điều khiển đóng mở van. Xi lanh, trục khuỷu có chức năng phối hợp cùng pít-tông để hoạt động tình tiến đẩy nhiên liệu trong xe. Ngoài ra khoang máy chính còn chứa các bộ phận như hệ thống xả, hệ thống nạp khởi động, hệ thống làm mát,…
Như vậy, các bạn đã được tìm hiểu về các chi tiết trên xe ô tô và công dụng, chức năng của chúng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về các chi tiết trên xe ô tô của mình và biết cách vận hành, bảo dưỡng chúng.