Thực hiện đúng luật an toàn giao thông là quyền và nghĩa vụ của mọi người. Một trong những điều bạn cần biết và tuân thủ đó là các biển báo giao thông. Luật an toàn giao thông đường bộ có 4 loại biển báo chính. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về biển cấm xe gắn máy và biển cấm mô tô. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt hai loại biển báo cấm này. Cùng theo dõi để có thêm hiểu biết cho luật an toàn giao thông nhé!
Biển báo cấm là gì? Đặc điểm nhận biết ?
Biển báo cấm là một loại biển báo giao thông biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông cần phải chấp hành và không được vi phạm. Hiện nay, có 40 loại biển báo cấm. Nhóm biển báo cấm được đánh số thứ tự từ 101 đến 139.
Biển báo cấm có hiệu lực trên các làn đường hoặc chỉ một số làn của một chiều xe chạy. Những biển chỉ hạn chế sẽ có một biển phụ số 504 ở bên dưới để chú thích cho người tham gia giao thông.
Bạn nhận diện biển báo cấm dựa vào màu sắc, đường viền và hình ảnh. Hầu hết, nó sẽ có viền màu đỏ và nền màu trắng. Hình nền là màu đen thể hiện hình ảnh các phương tiện cơ giới, phương tiện thô sơ, người đi bộ hay những con số. Trường hợp đặc biệt, biển báo cấm sẽ có nền màu xanh hoặc trắng, viền màu đỏ còn nội dung màu trắng hoặc đen.
Phân biệt biển cấm xe gắn máy và biển báo cấm mô tô
Trước tiên bạn cần phân biệt được hai loại xe này thật rõ ràng. Từ đó, bạn mới xác định được phương tiện của mình là loại nào.
- Xe gắn máy sẽ chạy bằng động cơ. Nó có hai bánh hoặc ba bánh. Vận tốc thiết kế của xe gắn máy không lớn hơn 50km/h. Xe gắn máy có dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích không quá 50cc. Xe máy điện cũng thuộc xe gắn máy.
- Xe mô tô tức là xe máy. Loại xe này có thể bao gồm xe hai bánh, xe ba bánh,…Xe hoạt động di chuyển với dung tích từ 50cc trở lên. Trọng tải bán thân xe phải dưới 400kg.
Biển báo cấm xe gắn máy là biển báo P111. Biển này báo hiệu là người điều khiển xe gắn máy không được đi qua đoạn đường này. Nó chỉ có tác dụng với xe gắn máy và không có tác dụng với xe đạp hay xe mô tô. Trong biển báo cấm với xe gắn máy được chia thành 4 loại đó là
- Biển báo P111a: Biển cấm xe gắn máy
- Biển báo P111b: Cấm xe ba bánh có động cơ tức là xe lam
- Biển báo P111c: Cấm xe ba bánh loại có động cơ là xe lôi
- Biển báo P111d: Cấm xe ba bánh không có động cơ
Biển báo cấm mô tô có số hiệu là P104. Người điều khiển xe mô tô không được lái xe đi qua đoạn đường có biển cấm này. Nó không có tác dụng với các loại xe khác, ngoại trừ xe mô tô.
Mức phạt khi vi phạm biển cấm xe gắn máy
Trong quá trình điều khiển giao thông sẽ có rất nhiều người vô tinh đi vào phần đường có biển báo cấm. Theo quy định 100/2019/NĐ-CP, Chính Phủ có hình phạt rõ ràng và chi tiết cho người điều khiển xe gắn máy, xe máy đi vào đường cấm.
- Họ sẽ bị phạt hành chính là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi vi phạm.
- Người điều khiển xe gắn máy, xe máy còn có thể bị phạt bổ sung. Họ sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của mình trong 01 tháng đến 03 tháng.
- Riêng đi vào đường cao tốc, người điều khiển xe gắn máy, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, họ có thể bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng từ 3 đến 5 tháng. (Quy định ở điểm B khoản 6 điều 6 tại 100/2019/NĐ-CP )
Một số biển báo cấm khác bạn cần biết
39 biển báo cấm bao gồm những biển báo cấm được áp dụng riêng cho từng phương tiện và biển báo cấm chung.
- Biển báo 101: Đường cấm
- Biển 102: Cấm đi ngược chiều
- Biển 122: Dừng lại hay còn được gọi là stop
- Biển báo 127: Tốc độ cho phép tối đa. Trên biển báo cấm có biểu thị một con số. Người điều khiển phương tiện không được vượt tốc độ của biển báo đề ra.
- Biển báo 130: Cấm phương tiện dừng và đỗ xe
- Biển báo 125: Cấm vượt
- Biến báo 130: Hết cấm vượt. Người điều khiển đi qua biển báo này sẽ được vượt qua các phương tiện khác. Bởi vì, lệnh cấm đã hết hiệu lực từ khi bạn đi qua biển báo 130.
- Biển báo 136: Cấm các phương tiện rẽ trái và rẽ phải. Mọi phương tiện lúc này chỉ được đi thẳng.
- Biển báo 137: Cấm phương tiện đi thẳng và rẽ trái. Phương tiện di chuyển trên phần đường có biển báo 137 chỉ được rẽ phải.
- Biển 128: Cấm sử dụng còi
- Biển 135: Các lệnh cấm hết hiệu lực. Các lệnh cấm được đề ra ở trước đoạn đường di chuyển của phương tiện khi gặp biển báo 135 sẽ hết hiệu lực.
Hầu hết, biển cấm xe gắn máy cũng như những biển báo cấm khác đều được đặt trước đoạn đường cấm. Bạn cần phải quan sát cẩn thận để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.