Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các loại bằng lái xe ô tô, được dùng để điều khiển cho các hạng mục xe khác nhau. Do đó trước khi làm bằng lái xe ô tô, bạn cần tìm hiểu kỹ về điều này. Trong bài viết dưới đây mình sẽ chỉ ra để các bạn hiểu rõ bằng D lái được xe gì, độ tuổi nào sở hữu được bằng D
Bằng D lái được xe gì?
Bằng lái xe ô tô hạng D là gì?
bằng lái D hay còn gọi là giấy phép lái xe ô tô hạng D, loại bằng này thường dùng để lái các loại xe chở khách, xe du lịch đến 30 chỗ ngồi. Và được phép điều khiển các loại xe có trọng tải trên 3,5 tấn. Bằng lái xe hạng D thường không quá khó để sở hữu. Vì loại bằng này yêu cầu nâng cấp từ các bằng thấp hơn và phải có kinh nghiệm lái xe từ 3 đến 5 năm. Do vậy bạn chỉ cần tập trung, nắm vững các quy tắc thì tỷ lệ nâng bằng thành công rất cao.
Bằng lái xe ô tô hạng D được Bộ GTVT cấp phép để tài xế hành nghề lái xe trên các dòng xe hạng nặng. Đặc biệt là các xe trong lĩnh vực dịch vụ hành khách lên tới 30 người. Người sở hữu loại giấy phép lái xe này có quyền được lái các loại hình xe kinh doanh vận tải.

Bằng D lái được xe gì?
Theo quy định của Bộ GTVT người có bằng lái xe hạng D là những người được phép lái, điều khiển các loại xe ô tô dưới đây:
- Điều khiển xe Ô tô có chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi.
- Điều khiển Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng trên 3,5 tấn trở lên.
- Các loại xe tải, xe kéo có thiết kế một rơ moóc trọng tải trên 3,5 tấn trở lên.
- Các loại xe quy định trong danh mục cho giấy phép lái xe của các bằng hạng B1, B2.
Cụ thể, người có bằng lái xe ô tô hạng D được phép lái các loại xe từ 4 đến 9 chỗ ngồi. Các loại xe khách từ có số người 9, 16 và tối đa là 30 chỗ ngồi. Ngoài ra người có bằng D được phép lái các loại phương tiện hạng nặng trên, dưới 3,5 tấn. Và tất cả các loại xe ô tô số sàn, số tự động nằm trong danh mục các loại xe của hạng bằng B1, B2.

Những thông tin liên quan đến giấy phép lái xe hạng D
Trước khi quyết định nâng cấp để sở hữu bằng lái xe ô tô hạng D, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn các thông tin cũng như các quy định về loại giấy phép lái xe này. Dưới đây là một số thông tin cần thiết để bạn nắm được và chuẩn bị trước khi tiến hành nâng lên bằng D.
Những cách để sở hữu được bằng lái xe hạng D
Do bằng D cho phép người sở hữu điều khiển xe ô tô chở số lượng trên 10 người trở lên. DO đó yêu cầu để sở hữu loại bằng này cao hơn nhiều so với các bằng hạng B, hạng C. Người lái xe bắt buộc phải tiến hành nâng bằng từ các hạng bằng thấp hơn, đạt đủ số km an toàn và có kinh nghiệm lái xe từ 3 đến 5 năm. Không thể học và đăng kí thi bằng hạng D trực tiếp như các bằng hạng B, hạng C.
Dưới đây là một số yêu cầu nâng lên bằng D cho một số loại bằng:
Nâng bằng hạng B2 lên D
- Người lái cần phải có kinh nghiệm lái xe tối thiểu từ 05 năm trở lên
- Cần lái đủ 100.000km lái xe an toàn
Nâng từ hạng C lên D
- Người lái cần có kinh nghiệm lái xe tối thiểu từ 03 năm trở lên
- Cần lái đủ hoặc trên 50.000km lái xe an toàn.
- Khi tiến hành làm hồ sơ nâng lên hạng D bạn cần có bản sao bằng tốt nghiệp THCS phô tô công chứng sao y bản gốc và đảm bảo sức khỏe cũng như có giấy khám sức khỏe hợp lệ.

Độ tuổi và thời hạn của bằng D
KHi học bằng lái xe hạng D, bạn phải đạt đủ yêu cầu về sức khỏe cũng như phải có giấy khám sức khỏe. Ngoài ra người đăng ký học phải có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên tính đúng ngày tham gia thi. Bên cạnh đó người đăng ký thi cũng cần phải có bằng tốt nghiệp THCS tức là học hết lớp 9.
Một lưu ý khác là bằng lái xe ô tô hạng D không thể học trực tiếp mà phải thực hiện quá trình nâng bằng từ các hạng bằng thấp hơn.
Theo quy định của Bộ GTVT bằng lái xe ô tô hạng D có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp. Và sau khi hết hạn người sở hữu cần phải làm hồ sơ để gia hạn thời gian cho bằng củ mình.
Trên đây mình đã chỉ ra người sở hữu bằng D lái được xe gì và độ tuổi nào có thể đăng ký thi. Cũng như các lưu ý cho các bác tài về loại bằng lái xe ô tô này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích về giấy phép lái xe ô tô hạng D tới các bạn.
Discussion about this post